Nước Nhật với nền văn hóa độc đáo, khung cảnh tươi đẹp theo từng mùa và những con người thân thiện luôn là điểm dừng chân mơ ước của nhiều du khách Việt. Tuy nhiên một số người sẽ cảm thấy khó khăn về các vấn đề như: hồ sơ thủ tục xin visa Nhật, các quy trình xin visa,… Bài viết hướng dẫn nộp hồ sơ xin visa Nhật Bản sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về visa Nhật Bản cũng như quy trình cơ bản để giúp bạn dễ hình dung và biết được cách thức xin visa Nhật nhanh chóng, đơn giản hơn.
Visa Nhật gồm những loại visa nào?
Visa Nhật Bản sẽ được phân loại dựa trên mục đích mà bạn xin cấp visa hoặc là dựa vào số lần nhập cảnh. Cụ thể là:
Dựa vào số lần nhập cảnh
Nếu chia theo số lần nhập cảnh thì visa Nhật sẽ có loại visa nhập cảnh 1 lần và visa nhập cảnh nhiều lần.
- Visa nhập cảnh một lần: thường là các loại visa ngắn hạn như visa du lịch, visa công tác… và chỉ được phép nhập cảnh một lần duy nhất. Lần sau nếu muốn quay lại Nhật thì bạn phải xin cấp visa mới.
- Visa nhập cảnh nhiều lần: là loại visa giúp bạn có thể quay lại Nhật Bản nhiều lần trong thời gian còn hiệu lực mà không phải xin visa mới. Đối tượng để được cấp visa Nhật Bản nhiều lần là những người làm việc ở cơ quan Việt Nam (cơ quan nhà nước, công ty cổ phần nổi tiếng, những người làm việc tại các công ty Nhật ), các nhà văn hóa, vận động viên thể thao, giáo sư các trường đại học,…
Dựa vào mục đích nhập cảnh
- Visa du lịch
- Visa du học
- Visa thăm thân
- Visa công việc
- Visa cho hoạt động văn hoá
- Visa tình nguyện
Đối tượng cần xin visa Nhật
Công dân của 68 quốc gia đến Nhật Bản với mục đích là du lịch, bao gồm như: Hong Kong, Hàn Quốc, Singapore, Úc, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và đa số các nước ở châu Âu thì không cần phải xin Nhật Bản (có áp dụng thêm các quy định và điều kiện).
Những du khách ngoài 68 quốc gia nói trên thì phải xin visa Nhật Bản trước khi nhập cảnh. Và công dân Việt Nam muốn đến Nhật để du lịch, du học hoặc thăm thân thì đầu tiên là phải xin cấp visa Nhật Bản.
Địa chỉ nộp hồ sơ xin visa Nhật Bản
Hiện nay, bạn có thể nộp hồ sơ xin visa Nhật Bản theo hai cách khác nhau. Một là đến trực tiếp Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản tại Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh để nộp. Hai là có thể nộp tại trung tâm tiếp nhận thị thực Nhật Bản VFS Global tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.
- Nộp hồ sơ xin visa Nhật Bản tại Đại sứ quán/ Lãnh sự quán
Tuỳ theo khu vực sinh sống mà bạn sẽ nộp visa Nhật Bản ở Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh. Với những người sinh sống từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc thì nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam ở Hà Nội. Còn những ai sinh sống ở phía Nam, tính từ các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên trở vào vui lòng nộp hồ sơ tại Tổng lãnh sự quán Nhật Bản ở TP Hồ Chí Minh
- Đại sứ quán Nhật Bản: số 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.
- Tổng lãnh sự quán Nhật Bản: số 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nộp hồ sơ xin visa Nhật tại trung tâm VFS Global
Trung tâm VFS Global là nơi được chính phủ Nhật Bản ủy quyền thực hiện những thủ tục hồ sơ xin visa Nhật Bản tại Việt Nam. Nếu không nộp trực tiếp ở Đại sứ quán thì bạn có thể nộp hồ sơ xin visa Nhật ở VFS Global. Cũng tương tự với phân vùng khu vực như trên, khu vực miền Bắc thì nộp ở Hà Nội và khu vực miền Nam thì nộp ở TP Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ ở Hà Nội: Tòa nhà Ocean Park, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai,quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
- Địa chỉ ở TP Hồ Chí Minh: Lầu 3, Tòa nhà Resco, Số 94-96 Đường Nguyễn Du – Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Quá trình nộp đơn xin visa Nhật
Quá trình nộp đơn xin visa Nhật Bản cũng khá đơn giản. Để bạn thuận lợi và biết được bản thân mình cần phải làm gì, cần chuẩn bị những giấy tờ nào thì có thể tham khảo các bước cơ bản như sau:
- Bước 1: Tìm hiểu đúng nơi để nộp đơn xin visa Nhật Bản (ở Hà Nội hoặc ở Hồ Chí Minh, nộp trực tiếp hoặc nộp qua trung tâm)
- Bước 2: Biết được chính xác loại visa Nhật mình cần xin (visa du lịch, visa du học, visa 1 lần, visa nhiều lần,…)
- Bước 3: Điền các thông tin vào mẫu đơn xin visa Nhật chính xác, chi tiết.
- Bước 4: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết xin visa Nhật (chi tiết mục bên dưới)
- Bước 5: Đến nơi, xếp hàng lấy số và chờ vào để nộp bộ hồ sơ của mình.
- Bước 6: Chờ kết quả xét duyệt hồ sơ xin visa Nhật Bản.
Hồ sơ xin visa Nhật Bản cần những gì?
Dưới đây là các giấy tờ bạn cần chuẩn bị khi nộp hồ sơ xin visa Nhật Bản. Tất nhiên là tuỳ vào loại visa Hàn bạn muốn xin mà sẽ có thêm một số giấy tờ yêu cầu khác nhau. Cơ bản thì gồm những giấy tờ như sau:
- Mẫu đơn xin thị thực (visa): Điền đầy đủ thông tin trong đơn xin cấp visa theo mẫu của Đại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Chứng minh thân nhân:
- Hình thẻ có kích thước 4.5 x 4.5 cm theo chuẩn quốc tế (phông chụp nền trắng). Thời gian chụp hình không quá 6 tháng, nhìn thấy rõ mặt và 2 vành tai.
- Căn cước công dân, hộ khẩu: nộp bản sao y có công chứng.
- Hộ chiếu (Passport) gốc còn thời hạn ít nhất là 6 tháng.
- Xác nhận công việc: tùy trường hợp bạn đang làm công việc gì mà sẽ chuẩn bị các giấy tờ cho phù hợp
Nếu là nhân viên:
- 1 bản hợp đồng lao động còn hiệu lực (có photo công chứng)
- 1 bản gốc xác nhận bảng lương.
- 1 bản gốc đơn xin nghỉ phép.
Nếu là chủ doanh nghiệp:
- 1 bản giấy phép đăng ký kinh doanh (có photo công chứng)
- 1 bản sao kê tài khoản công ty.
- 1 bản xác nhận nộp thuế (có photo công chứng)
Nếu là hưu trí:
- 1 quyết định nghỉ hưu (có photo công chứng)
- 1 thẻ hưu trí (có photo công chứng)
- 1 sổ lương hưu (có photo công chứng)
- Xác nhận tài chính:
- Giấy tờ sao kê tài khoản ngân hàng (bản gốc), có thông tin giao dịch trong 6 tháng gần nhất và có dấu mộc ngân hàng.
- Sổ tiết kiệm có số dư tài khoản ít nhất là 100 triệu VND, có kỳ hạn gửi ngân hàng 03 tháng trở lên
- Bản sao công chứng các tài sản khác (nếu có) như: giấy đăng ký xe hơi, giấy tờ sở hữu nhà đất, hợp đồng cho thuê nhà,…
- Xác nhận chuyến đi:
- Vé máy bay khứ hồi đi Nhật. Không cần phải thanh toán trước, có thể là email giữ chỗ do hãng hàng không gửi xác nhận là được.
- Xác nhận nơi lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ,…) tại Nhật Bản. Có thể tạm đặt chỗ trên các trang book phòng online.
- Lịch trình tham quan Nhật Bản, nên ghi bản lịch trình bằng tiếng Anh.
Lưu ý khi xin visa Nhật Bản
- Cơ quan lãnh sự Nhật Bản không chấp nhận việc nộp hồ sơ qua đường bưu điện nên bạn phải trực tiếp đến nộp hồ sơ.
- Hồ sơ xin visa đã nộp sẽ không được hoàn trả lại. Vì thế đối với những giấy tờ cần trả lại bản gốc như giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,… thì cần nộp kèm theo một bản photocopy.
- Nếu bạn xin visa du lịch Nhật Bản theo nhóm thì chỉ có vào ngày đi nộp hồ sơ là cần có mặt đầy đủ. Vào ngày nhận visa Nhật thì chỉ cần một người đại diện đi lấy cho cả nhóm vẫn được.
- Các loại giấy tờ đều phải có dịch thuật sang tiếng Anh và dấu xác nhận của Sở tư pháp.
Những câu hỏi liên quan visa Nhật Bản
Mỗi loại visa Nhật Bản đều có thời hạn cũng như thời gian lưu trú khác nhau. Ví dụ như visa du lịch Nhật Bản ngắn hạn sẽ có thời hạn trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp, cho phép bạn lưu trú tối đa 15 ngày trong 1 lần nhập cảnh duy nhất. Còn visa Nhật Bản thăm thân thì có thời hạn trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp, cho phép bạn được lưu trú tối đa 90 ngày trong 1 lần nhập cảnh duy nhất.
Xét hồ sơ xin visa Nhật thường sẽ cần 5 ngày làm việc với hồ sơ ở khu vực miền Nam và 6 ngày làm việc với hồ sơ ở khu vực miền Bắc kể từ ngày hồ sơ của bạn được nộp. Riêng với visa công tác Nhật Bản cần mất tối thiểu 8 ngày làm việc. Đôi khi thời gian có thể nhiều hơn do trong quá trình xét duyệt đương đơn phải chỉnh sửa hoặc bổ sung thêm giấy tờ cần thiết.
Đại sứ quán/Lãnh sự quán sẽ có quy định mức phí khác nhau tùy theo loại visa Nhật Bản mà bạn chọn xin cấp. Phí visa Nhật hiệu lực 1 lần là 650.000 VND, visa Nhật hiệu lực nhiều lần là 1.300.000 VND, visa Nhật quá cảnh (transit) là 150.000 VND. Phí này có thể thay đổi tuỳ theo tỷ giá và quy định. Ngoài ra, bạn có thể sẽ đóng thêm các chi phí khác như phí dịch vụ, phí dịch thuật,…
Hy vọng bài hướng dẫn nộp hồ sơ xin visa Nhật Bản đã cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Bạn nên chuẩn bị trước các giấy tờ theo quy định được yêu cầu để hồ sơ của mình đầy đủ hơn khi nộp xin cấp visa. Thật ra thì xin visa Nhật cũng không quá khó nếu bạn có đủ hồ sơ theo yêu cầu, đúng với tình trạng thực tế, tình trạng tài chính ổn định và đã từng du lịch nhiều nước.