Tất tần tật về lễ hội Deepavali (Diwali) ở Malaysia

Lễ hội Deepavali (Diwali) ở Malaysia

Lễ hội Deepavali ở Malaysia (hay còn có tên gọi là Lễ hội Ánh sáng Diwali) là một lễ hội tôn giáo vô cùng quan trọng của người theo đạo Hindu. Ngày nay thì lễ hội trang trọng này không chỉ được người dân Malaysia tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur mà còn diễn ra khắp nơi trên toàn đất nước. Thời gian diễn ra lễ hội cũng là dịp hàng triệu khách du lịch quốc tế nô nức kéo đến để khám phá khung cảnh náo nhiệt này.  

Nguồn gốc lễ hội Deepavali (Diwali) ở Malaysia

Đất nước Malaysia là nơi pha trộn nhiều nét văn hoá mà trong đó văn hoá của Ấn Độ cũng góp một phần vô cùng lớn lao. Và do đó lễ hội Deepavali (Diwali) cũng dần trở thành lễ hội quan trọng đối với rất nhiều người dân Malaysia trên khắp đất nước. Lễ hội Deepavali ở Malaysia còn có tên gọi khác là Lễ hội Ánh sáng, và là một trong những lễ hội có quy mô hoành tráng nhất Malaysia. Thực chất lễ hội này cũng đồng thời là dịp lễ đón mừng năm mới của người theo đạo Hindu ở khắp nơi trên thế giới. 

Theo truyền thuyết xưa kể lại thì lễ hội Deepavali (Diwali) ở Malaysia vốn là lễ kết hôn giữa Thần nữ Lakshmi cùng Thần Vishnu. Thần Vishnu là một trong những vị thần quyền lực nhất trong Ấn Độ giáo, là vị thần đem lại sự hòa bình và ấm no hạnh phúc cho con người. Vì thế, các tín đồ của Ấn Độ giáo đã lấy ngày này để làm ngày lễ để tạ ơn ngài đã ban cho họ một cuộc sống yên ấm. Đồng thời cũng là hành động nhằm tạ ơn Nữ thần Lakshmi, người đại diện cho hạnh phúc, sắc đẹp, yên vui.

Ngoài ra cũng có một phiên bản khác để nói về nguồn gốc của lễ hội Deepavali (Diwali) ở Malaysia. Đó là ngày mà Thần Rama đã đánh thắng được quân xâm lược sau 14 năm bị tù đày trong rừng sâu. Cũng theo lời kể khác thì đây là ngày thần Krishna đánh thắng Narakasura, là ngày ánh sáng chiến thắng bóng đêm và cái thiện chiến thắng cái ác. Vì vậy mới có hoạt động thắp đèn dầu bấc vải (dipa), ý nghĩa là thắp lên ánh sáng trong ngày lễ Deepavali (Diwali) 

Dù cho là nguồn gốc lễ hội Deepavali (Diwali) ở Malaysia có nhiều phiên bản đi chăng nữa thì đây cũng là một ngày lễ trọng đại của đất nước, được nhiều người dân địa phương mong chờ. Không chỉ có tầm ảnh hưởng đối với Hindu giáo, lễ hội Deepavali ở Malaysia cũng đóng vai trò quan trọng trong Phật giáo, đạo Jain và đạo Sikh.

Lễ hội Deepavali (Diwali) ở Malaysia diễn ra khi nào?

Lễ hội Deepavali ở Malaysia thường được người dân tổ chức vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm. Đây cũng chính là thời khắc chuyển đổi giữa năm cũ sang năm mới theo đạo Hindu. Đó cũng là lý do lễ hội Ánh sáng Deepavali còn được gọi là lễ mừng năm mới của người dân địa phương. Như theo lịch năm nay thì lễ hội Deepavali ở Malaysia sẽ được tổ chức vào thứ Hai, nhằm ngày 24/10/2022.

Những hoạt động nổi bật trong lễ hội Deepavali

Theo phong tục của người dân Hindu khi bước vào ngày lễ Deepavali, họ sẽ phải thức dậy thật sớm để tắm rửa sạch sẽ. Hành động này thể hiện một quan niệm là trút bỏ hết những bộn bề và khó khăn trong cuộc sống, những tội lỗi đã làm suốt 1 năm qua để đến nhà thờ với một tấm lòng trong sạch và thánh thiện làm lễ cầu nguyện. Lễ hội Deepavali ở Malaysia sẽ được diễn ra liên tục trong vòng 5 ngày. Mỗi ngày lại có một hoạt động khác nhau nhưng tất cả đều muốn thể hiện ước mong về sự “may mắn, ánh sáng, hạnh phúc, bình yên”.

  • Ngày 1: là ngày dành cho sự thịnh vượng và giàu có. Người dân thường đi mua vàng và mua sắm đồ dùng gia đình nên không khí của ngày lễ này hết sức nhộn nhịp.
  • Ngày 2: là ngày của cái tốt chiến thắng cái xấu, ánh sáng chiến thắng bóng tối. Mọi người sẽ đốt đèn khắp mọi nơi tạo nên không gian diễn ra lễ hội hết sức lung linh và huyền ảo.
  • Ngày 3: là ngày quan trọng nhất của lễ hội Deepavali ở Malaysia. Các gia đình người Ấn Độ sẽ cúng thần Lakshmi – là vị thần của sắc đẹp, hạnh phúc và thần Ganesha – là vị thần của những khởi đầu tốt lành. Họ sẽ chắp tay khấn nguyện trước ánh đèn để cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với bản thân cùng những người thân, bạn bè.
  • Ngày 4: là ngày thần Krishna đánh bại Narakasura. Trong ngày này, người dân đã trang trí rất nhiều món đồ ăn đẹp mắt và xếp thành từng ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho ngọn núi mà thần Krishna đã phải vượt qua.
  • Ngày 5: là ngày cuối cùng của lễ hội Deepavali, là ngày anh chị em trong gia đình gặp gỡ nhau, bày tỏ sự quan tâm và thể hiện tình cảm dành cho nhau.

Thưởng thức ẩm thực Ấn Độ trong lễ hội Deepavali ở Malaysia

Khi ghé thăm Malaysia vào dịp lễ Deepavali (Diwali), du khách sẽ thấy tất cả những ngôi đền Ấn Độ giáo đều được thắp sáng bằng hàng ngàn ngọn đèn với hai tông màu chủ đạo là vàng và đỏ. Bạn còn được chiêm ngưỡng màn trình diễn pháo hoa đặc sắc, ngắm vẻ đẹp của thành phố và hòa mình vào các cuộc diễu hành sôi động. Đặc biệt là còn được thưởng thức ẩm thực Ấn Độ trong lễ hội Deepavali ở Malaysia.

Trong 5 ngày lễ hội diễn ra, có nhiều gian hàng ẩm thực được bày bán khắp phố phường, sẵn sàng thỏa mãn tâm hồn ăn uống của bất cứ thực khách nào. Có rất nhiều món bánh truyền thống của người dân địa phương mà bạn nên thử thưởng thức. Đặc biệt, động Batu ở thủ đô Kuala Lumpur còn là địa điểm tổ chức “Open House” thường niên của lễ hội Deepavali. Nơi đây diễn ra bữa tiệc buffet ngoài trời rất hoành tráng và hoàn toàn miễn phí vì được Chính phủ Malaysia tài trợ kinh phí.

Không gian của toàn lễ hội Deepavali (Diwali) ở Malaysia đều tràn ngập trong sắc màu ánh sáng của các ngọn đèn. Điều này tượng trưng cho những chiến thắng, bình an và yên ấm của người dân Hindu. Mỗi năm cứ đến dịp này là đất nước Malaysia lại chào đón hàng triệu du khách quốc ghé thăm. Đến Malaysia vào thời gian diễn ra lễ hội, du khách sẽ được chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa nghệ thuật đặc sắc, các buổi biểu diễn âm nhạc ngoài trời và thưởng thức nhiều món ăn truyền thống đặc trưng của người Ấn.